• Liên Kết:
01 An Nhơn 7, An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng

GIỎ HÀNG ( 0 sản phẩm)

Gio hang
5 tuyệt chiêu quay cinematic đỉnh cao dành cho các cameraman

Quay đổi điểm lấy nét

Trong kỹ thuật này, ống kính sẽ lấy nét chậm từ chủ thể hoặc khu vực này sang chủ thể hoặc khu vực khác. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng chuyển hướng chú ý của người xem. Ví dụ: nếu bạn muốn đưa một nhân vật đặc biệt nào đó vào khung hình vốn đang náo động, bạn có thể đổi điểm lấy nét (bằng cách lấy nét thủ công hoặc kích hoạt Touch AF) từ vị trí lấy nét ban đầu sang nhân vật đặc biệt đang tiến vào tiền cảnh kia. Người xem sẽ ngay lập tức hướng ánh nhìn đến nhân vật này.

 

Quay đổi điểm lấy nét

 

Quay chao đảo

Trong giai đoạn sản xuất hậu kỳ, nếu bạn di chuyển máy ảnh theo hướng này nhưng lại thu phóng máy ảnh theo hướng khác, thì tức là bạn đang tạo ra một hiệu ứng mà dân trong ngành gọi là cảnh quay chao đảo. Chúng ta sử dụng hiệu ứng rất thú vị này để truyền tải cảm giác sốc hoặc bất ngờ trong những tình huống đặc biệt.

Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải có một chút kỹ xảo vì có liên quan đến giai đoạn xử lý hậu kỳ. Bạn nên chọn ống kính có độ dài tiêu cự là 35mm hoặc 50mm. Đối tượng phải đứng giữa khung hình khi bạn đến gần hoặc rời xa đó nhé. Lưu ý đừng đứng quá xa đối tượng.

Bạn hãy cứ thử quay bằng chế độ khẩu độ khác nhau (f/2.6, f/4, f/5.6, v.v.) và sử dụng chức năng Tự động lấy nét nếu có thể. Nếu máy ảnh của bạn có tính năng đó, hãy quay ở tốc độ 50 khung hình/giây. Khi đó, bạn có thể làm chậm chuyển động trong quá trình xử lý hậu kỳ và tạo ra được những cảnh quay thú vị hơn.

Trong khi chỉnh sửa clip, hãy tạo điểm chốt (keyframe) đầu hoạt ảnh và cuối hoạt ảnh. Nếu bạn quay trong quá trình di chuyển về phía đối tượng, thì khi tạo điểm chốt đầu hoạt ảnh, hãy sử dụng hiệu ứng phóng to. Còn khi tạo điểm chốt cuối hoạt ảnh, chỉ sử dụng hiệu ứng 1x (không thu phóng). Làm ngược lại nếu bạn quay trong quá trình rời xa đối tượng.

 

Quay chao đảo

 

Quay bám sát chuyển động

Quay bám sát chuyển động tức là kỹ thuật bám sát đối tượng khi đối tượng di chuyển. Bạn có thể quay từ phía trước, phía sau hoặc từ phía bên sườn đối tượng. Kỹ thuật này rất phù hợp khi quay video hành trình vì máy ảnh có thể bám sát đối tượng khi đối tượng di chuyển đến các địa điểm hoặc cảnh khác nhau.

Gậy chống rung ngày nay có giá cả phải chăng hơn, bạn có thể dễ dàng gắn máy ảnh vào gậy và quay bám sát chuyển động mượt mà, không rung lắc. Nếu quay bằng EOS R5 hoặc R6, bạn ắt hẳn sẽ thấy choáng ngợp với hiệu quả kiểm soát chuyển động máy ảnh của Bộ chống rung hình gắn thân máy, bạn có thể quay được những cảnh cực đắt giá.

Nếu bạn sử dụng ống kính góc rộng, thì cảnh quay của bạn có thể khiến người xem cảm giác như chính họ được hòa mình vào không gian rộng lớn đó vậy. Nếu bạn gắn ống kính tele như RF135mm lên chân máy để xoay và bám sát đối tượng, thì cảnh quay lại bừng lên cảm giác sôi động, hừng hực khí thế.

 

Quay bám sát chuyển động

 

 

Quay hướng nhìn (POV)

Kỹ thuật quay POV tức là bạn đứng ở góc nhìn của chủ thể để kể câu chuyện qua con mắt của đối tượng. Ứng dụng này đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn để đối tượng lồng tiếng trong khi quay phim, tường thuật lại những gì họ nhìn thấy. Thông thường, chúng ta sẽ gắn máy ảnh vào mũ bảo hiểm hoặc dây đeo quanh ngực của đối tượng. Nên thiết đặt độ dài tiêu cự ở giá trị 35mm hoặc 50mm cho ống kính.

 

Với 5 tuyệt chiêu quay cinematic đỉnh cao này, bạn có thể tạo ra nhiều video lôi cuốn hơn mang phong vị cinematic tinh tế. Nhưng đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, còn nhiều cách khác nữa để quay được những thước phim hay và hấp dẫn, vì vậy đừng bỏ lỡ những nội dung tiếp theo của chúng tôi nhé.

 

Thông tin liên hệ